Cẩm nang luyện tập phòng chống ô nhiễm môi trường. " Nếu chúng ta làm sạch cơ thể hàng ngày, các tế bào có thể duy trì lâu hơn" - Dr.Alexis Carrel - Giải thưởng Nobel 1912

1. LUYỆN TÂM CHÍNH NIỆM.

1. LUYỆN TÂM CHÍNH NIỆM.

Tâm Chính niệm, là sống có mục đích tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Mỗi người phải gánh vác nhiều trọng trách với gia đình và xã hội cùng nhiều thứ đam mê, lợi nhuận, nghiệp lực,  đã chi phối tâm trí rất mạnh mẽ. Khiến con người dễ  bị cuốn hút  vào  thói quen sống tùy tiện theo nhiều thứ, mà không có mục đích sống để làm gì.  Khi đã có thói quen, thì não bộ  tiết ra chất Dopamin để kích hoạt các thói quen, không làm không chịu được. Có thể bị chìm đắm trong các thói quen xấu như tà dâm, tham tiền, tham ô, giả dối, độc ác, tức giận, mưu kế…

Rèn luyện Tâm Chính niệm để tập trung sức lực cho mục đích tốt đẹp, được trưởng thành một kiếp sống làm người lương thiện, không bị xa ngã vào nghiệp lực và thói quen xấu.

Từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần thói quen chính niệm.

Đức Phật dạy nếp sống Chính niệm: Khi đi ta đi, khi ăn ta ăn, khi ngủ ta ngủ.

  1. Khi ta đi: Đi như Thiền hành.Tập trung chú ý vào từng bước đi, sẽ kéo khí xuống chân, cân bằng âm dương, thông kinh mạch rất tốt sức khỏe.
  2. Khi ăn ta ăn: Khi ăn tập trung vào việc ăn, nhai kỹ từng miếng nhỏ, chỉ nuốt nước, còn bã giữ lại nhai tiếp. Chỉ ăn trong trạng thái vui vẻ, cảm nhận hương vị thơm ngon sâu sắc của thiên nhiên. Sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều nước bọt tốt, để chuyển hoá thức ăn thành chất kiềm sinh học, có tác dụng chữa bệnh, chống lão hóa. Ăn sạch thì các bí huyệt mới mở ra.
  3. Khi ngủ ta ngủ: Khi ngủ ngon giấc, thì toàn bộ năng lượng tập trung vào sửa chữa tế bào, tái phục hồi cơ thể sau một ngày hoạt động. Vì vậy giấc ngủ sâu rất cần thiết, tốt nhất từ 12h – 3h đêm.

Tại sao cần Chính niệm quay vào bên trong cơ thể?

Bên trong cơ thể có vị thày lớn nhất. Là vị thày Tạo hóa siêu việt đang vận hành bộ máy Vô thức làm việc nỗ lực bảo vệ ta, đấu tranh không ngừng nghỉ giữa Thiện và Ác để ta được sống bình an, hạnh phúc.

Lực lượng Ác từ đâu kéo vào cơ thể? Là các chất dư thừa trong ăn uống, là độc tố hóa chất, khói bụi siêu mịn, kim loại nặng, vi rút, vi khuẩn, khí tà, bùa ngải, vong âm, sinh vật vô hình… Gây ra đau đớn, bệnh tật, buồn phiền.

Cái mở đường cho lực lượng ác xâm nhập cơ thể là tâm trí tham sân si: mê muội, tham lam, ngu muội, gian dối, nghiệp lực…đã vô tình đưa vào cơ thể các loại độc tố đó. Tâm trí mê muội không nhìn thấy hậu quả, đã báo hại chúng ta. Đã mở đường dẫn lối cho Cái Ác thâm nhập vào cơ thể. Cổ nhân gọi là ô trược độc tố. Nó như những hạt bụi vi tế siêu nhỏ, hoặc vô hình mắt ta không nhìn thấy, không biết phòng tránh nó. Cái Ác tha hồ lộng hành gây bệnh tật phiền não. Tâm trí  còn tống thêm độc tố vào cơ thể, rồi thản nhiên bỏ mặc cơ thể không động tâm thương xót. Để đó cho người nhà, và bác sĩ lo hộ.

Chỉ một mình cơ thể  gồng lên chống đỡ bảo vệ ta, chiến đấu rất ngoan cường với ô trược độc tố, đào thải ra ngoài. Giành giật cho ta từng giấc ngủ ngon, từng hơi thở thông suốt. Nếu cơ thể  quá sức bị ngừng trệ hoạt động  chỗ nào, thì ta sẽ đau đớn chỗ đó.

Lâu nay tâm trí đã coi thường cơ thể không được chăm sóc ngang hàng với gia đình, tiền bạc, chức vụ. Cơ thể bị vứt ra ngoài quỹ thời gian, cho đến khi một cơn sóng thần bệnh tật cuốn phăng đi tất cả những gì bạn cho là quan trọng, không còn cái gì giúp bạn thoát khỏi nỗi đau đớn, sợ hãi… Chính lúc đó cơ thể có bộ máy đề kháng miễn dịch sẽ đứng ra xoay chuyển tình thế. Nếu tâm  ta tích cực hợp tác hỗ trợ thì cơ thể sẽ được hồi sinh.

Khi coi thường cơ thể, thì nạn nhân chính là ta. Bắt cơ thể phải chịu đựng sai lầm ăn uống và hành động tùy tiện, đã dập vùi  sức đề kháng miễn dịch. Không sớm thì muộn cơ thể sẽ lên tiếng điều chỉnh. Bệnh tật sẽ thức tỉnh vốn tri thức nghèo nàn, đòi hỏi ta phải suy ngẫm, phải phá bung cái vỏ cao ngạo, hèn nhát, ích kỷ. Học cách lắng nghe cơ thể. Không có gì khác hơn là quay vào bên trong để hiểu chính mình, biết cách yêu thương chính mình, mới giúp được người khác tỉnh ngộ tự cứu mình. Không hiểu bản thân thì không cứu được.

Khi ta biết thương yêu  cơ thể, thì mọi việc sẽ khác. Thương bản thân mới biết thương người khác một cách đúng đắn, không gượng ép. Và cứu gia đình không bị hệ lụy vì mình.  Đó mới là văn minh chân thật, gia đình hạnh phúc.

Minh Sư là người dạy cho đệ tử nhận ra vị Thầy bên trong của mình.“Minh sư là người đã nhớ lại Cội nguồn. Và do Tình thương bao la họ đã chia sẻ hiểu biết này với bất cứ ai thành tâm cầu đạo, mà không đòi hỏi một sự báo đáp nào. Họ cúng dường tất cả thời gian, tài sản riêng tư và sức lực bản thân cho Thế giới. Khi chúng ta đạt  đến trình độ của Minh sư, chúng ta không những biết được Cội nguồn của bản thân, mà còn giúp được người khác biết giá trị chân thật của họ. Những ai đi theo sự dẫn dắt của Minh sư sẽ nhanh chóng thể nghiệm được một Tân thế giới, đầy Chân lý, Toàn Thiện, và Toàn Mỹ. Tất cả những Chân Thiện Mỹ bên ngoài là để nhắc nhở cho chúng ta đến cái thế  giới thật bên trong…Chỉ có một thứ có thể thỏa mãn được linh hồn của chúng ta là Chủ nhân ở  bên trong.

Minh sư là một người vốn đã khai ngộ, và biết được bản lai diện mục của mình. Vì vậy Ngài có thể câu thông được với Thượng Đế, tức là Đại Trí Huệ, bởi vì nó ở ngay bên trong chúng ta. Đó là tại sao Ngài có thể chuyển đạt kiến thức này, lực lượng khai ngộ này cho bất kỳ ai muốn chia sẻ niềm vui này. Thật ra chúng ta không cần một vị thày nào cả, cho đến khi nào một người đệ tử đủ sức để lãnh hội minh sư tính của họ, thì lúc đó anh ta mới cần đến sự dẫn dắt của vị Minh sư. Nhưng chúng ta không có một thỏa ước hay gì cả.  Dĩ nhiên quý vị có một thỏa ước với bản thân mình, là sẽ kiên trì cho đến cuối cùng. Và đây chỉ là quyền lợi cho chính bản thân quý vị.

Khi một vị Minh sư còn tại thế, ngài thu thập nghiệp chướng của chúng sinh, nhất là những người đã tin tưởng Ngài. Những nghiệp chướng này phải được Minh sư giải quyết cho hết. Cho nên trong cuộc đời của Ngài, phải chịu đau khổ trên mình của Ngài. Ngài có thể bị bệnh, bị đau, bị hành hạ, bị đóng đinh lên thánh giá… Minh sư phải nhập thế để cứu độ chúng sanh khi họ cần đến. Tuy vậy Ngài không bị lôi cuốn vào trong Thế giới này, không bám víu, cũng không gắn liền với những sự thành công hay thất bại trên cõi đời này.

Làm thế nào để nhận biết một vị Minh sư? Minh sư có nghĩa là đem lại ánh sáng và xóa đi bóng tối. Một vị thày không có thực chất lúc nào cũng  phô trương một chút thần thông mà người ấy có. Nhưng một vị Chân sư thì không bao giờ làm vậy…” (Trích Nguồn:  Ánh Đạo).

Giải ô trược nghiệp lực là một việc rất khó nhiều đời chưa giải hết. Phương pháp Vô thức  quay vào bên trong, tập trung sức lực  Chính niệm giải ô trược. Tinh tấn luyện tập khoảng 40 năm mới có thể được tự do, có chất lượng sống cao, được giải thoát khỏi sự ràng buộc của ô trược nghiệp lực. Tâm không còn tức giận, hết phiền não, là dấu hiệu được siêu thoát Niết bàn, Thiên đường.

Đức Phật nói về sự siêu thoát: “Trong giờ phút ấy, tâm ý người kia sẽ an trú trong định, không hề điên đảo tán loạn do đó người ấy được vãng sanh ngay về cõi Cực lạc. Nước Cực lạc đẹp tuyệt vời như thế. Vì thấy được lợi ích lớn lao này cho nên những ai đang nghe tôi nói hãy nên phát nguyện sinh về nước ấy (Trích: Kinh A Di Đà).

Sau 49 năm giảng Đạo, Đức Phật Thích Ca đã tổng kết: “Tham ái là nguyên nhân của tất cả bất hạnh. Mọi vật sớm muộn sẽ biến đổi, đừng nên bám víu vào bất cứ cái gì. Tốt hơn hết nên dốc lòng thanh lọc Tâm Trí. Hãy quay vào bên trong tự mình tinh tấn để đạt được giải thoát. Các vị Như Lai chỉ là người chỉ đường”

Chính niệm là chìa khóa thành công mọi việc trong cuộc đời. Người suốt đời Chính niệm vào một việc là các vị Thiền sư, Minh sư, Minh triết, Giác ngộ, Thánh nhân,  Anh hùng dân tộc… đã làm được những việc phi thường, cống hiến vào lịch sử phát triển nhân loại.

                                                                                ĐOÀN THANH HƯƠNG

Loading